LAN TOẢ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Thứ tư - 08/11/2023 02:31
LAN TOẢ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
       Với khoảng 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên viên và khoảng 400 học sinh mỗi năm học chủ yếu đến từ các vùng đặc biệt khó khăn tại các thôn, xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Quý Châu, Kinh, Lô Lô, Ngái, Thái... Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (DTNT) tỉnh Cao Bằng luôn thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, đáp ứng mục tiêu giáo dục của toàn Ngành và địa phương. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất khi chuyển sang địa điểm mới; chất lượng tuyển sinh chưa đồng đều giữa các đối tượng, địa phương, dân tộcnhưng trong những năm học gần đây Nhà trường đã phấn đấu, kiên trì, đổi mới, sáng tạo, vượt khó, nỗ lực không ngừng để trở thành “địa chỉ đỏ”, niềm tin yêu của nhân dân các dân tộc địa phương trong tỉnh, đóng góp công sức, trí tuệ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước. Đặc biệt, Nhà trườngđã làm tròn trách nhiệm là nơi tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng người dân tộc thiểu số cho địa phương, cho đất nước. Có được chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao là kết quả của Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, mạnh dạn đổi mới trong quá trình tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua và chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số cho tập thể sư phạm và học sinh.
        Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh dân tộc, nhà trường luôn chú trọng nhiệm vụ dạy chữ - dạy người - giáo dục kĩ năng sống; tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục chính khoá, ngoại khoá về văn hoá, văn nghệ, thể thao. Trong đó, quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho học sinh. Bởi vì phần lớn, gia đình học sinh thuộc hộ nghèo, hộ khẩu thường trú tại các thôn xóm, xã đặc biệt khó khăn; nhiều em nhà ở rất xa trường, xa thị trấn và trung tâm xã; nhiều em có hoàn cảnh rất éo le; công tác xã hội hoá hầu như không thực hiện được. Cùng với chính sách, chế độ quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước; các cơ quan ban ngành trong tỉnh; của Sở Giáo dục và Đào tạo; nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự động viên, quan tâm chia sẻ kịp thời, ý nghĩa của các cấp lãnh đạo. Điều đó đã giúp các thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn yêu nghề, gắn bó hơn với sự nghiệp “trồng người”; giúp các em học sinh thấu hiểu hơn chính sách dân tộc và tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng. Trong đó phải kể đến hoạt động của mô hình “Mỗi thầy cô giáo nhận đỡ đầu từ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường” nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
        Đây là một mô hình sáng tạo, là cách làm cụ thể, thiết thực nhằm lan toả tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến từng việc làm ý nghĩa, góp phần xây dựng trường học thân thiện, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai và trường học chính là mái nhà chung - nơi các em cảm thấy an toàn, hạnh phúc, được quan tâm, sẻ chia khi học tập và sinh hoạt nội trú. Mô hình được tổ chức thực hiện xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế, nhà trường có số lượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Sự quan tâm, phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế, do đặc thù hoạt động của nhà trường, nhiều gia đình học sinh ở xa trường. Dó đó rất cần có sự quan tâm, động viên, hỗ trợ thường xuyên, kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần.
  Để thực hiện hiệu quả mô hình, Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức nghiêm túc việc học tập, quán triệt các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ chí Minh, các văn bản hướng dẫn của các cấp ủy Đảng. Đồng thời xây dựng kế hoạch và lãnh chỉ đạo tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả sơ kết, tổng kết kịp thời nhằm đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm. Xác định được ý nghĩa của mô hình, 100% cán bộ, đảng viên, giáo viên và người lao động chủ động, tích cực tham gia. Để kết quả của mô hình được nhân rộng, lan toả; lãnh đạo nhà trường đã thực hiện nghiêm túc lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, cán bộ, giáo viên cuối kì, cuối năm học và bình xét đảng viên, đoàn viên công đoàn cuối năm. Kết quả triển khai, thực hiện mô hình là một tiêu chí để nhận xét, đánh giá, đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, khen thưởng chuyên đề... Do đó, việc thực hiện mô hình “Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận đỡ đầu từ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường” trở lên đã tạo điều kiện, cơ hội để cán bộ, giáo viên, người lao động tích cực, chủ động tìm hiểu đối tượng học sinh nhà trường; sẵn sàng sẻ chia, động viên, khuyến khích, định hướng kịp thời đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu tình cảm và sự quan tâm thường xuyên của gia đình. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường đã được giúp đỡ, động viên kịp thời về vật chất, tinh thần đã cố gắng, nỗ lực vượt khó, quyết tâm học tập, rèn luyện tốt, thi đỗ và tham gia học tập ở bậc học cao hơn sau khi tốt nghiệp THPT. Ban Giám hiệu, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đã tổ chức đến thăm gia đình học sinh gặp khó khăn, hoạn nạn; động viên học sinh quay trở lại trường học tập khi các em có nguy cơ bỏ học, như: học sinh có gia đình thuộc diện hộ nghèo, học sinh đặc biệt ít người, học sinh ở vùng sâu, vùng xa (Bảo Lạc, Bảo Lâm...)   
         Các hình thức giúp đỡ học sinh được thực hiện linh hoạt, đa dạng, phong phú phù hợp với từng hoàn cảnh, như: động viên, quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, kịp thời; hỗ trợ các em về mặt vật chất như giày, dép, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, tặng quà nhân dịp tết cổ truyền... Hỗ trợ tài liệu, ôn tập trong các kì thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT; quan tâm giáo dục kĩ năng sống; tư vấn hướng nghiệp; tạo điều kiện cho học sinh nội trú tại trường trong thời gian ôn tập; chăm sóc giúp đỡ khi ốm đau hoặc gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ kinh phí ban đầu khi các em đỗ đại học có nguy cơ phải dừng học vì khó khăn. Kết quả cụ thể thực hiện 05 năm gần đây như sau:
       Năm 2018:  giúp đỡ 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đi học đại học phải điều trị dài ngày tại Hà Nội: 15.400.000đ (Hoàng A Hầư - Học viện Hành chính quốc gia); giúp đỡ vật chất các học sinh khó khăn trong nhà trường trị giá: 10.050.000đ.
        Năm 2019: giúp đỡ vật chất các học sinh khó khăn trong nhà trường trị giá: 9.050.000đ.
        Năm 2020: giúp đỡ vật chất các học sinh khó khăn trong nhà trường trị giá 9.850.000đ.
        Năm 2021:  giúp đỡ vật chất các em học sinh trong nhà trường trị giá: 9.990.000đ tiền mặt và hiện vật
        Năm 2022: giúp đỡ vật chất các học sinh trong nhà trường trị giá: 11.220.000đ
       Trong năm năm (từ 2018 - 2023) đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện được 06 học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt ít người (Lô lô, Ngái) đi học đạo học sau khi tốt nghiệp THPT, góp phần tạo nguồn cán biộ người dân tộc thiểu số cho địa phương.
       Kết quả tổ chức triển khai mô hình sáng tạo trong việc  đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là bởi Ban Chi ủy thực hiện nghiêm túc, sáng tạo công tác lãnh, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện mô hình hoạt động. Các tổ chức đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, nhân rộng các cá nhân tiêu biểu trong quá trình thực hiện mô hình. Các đoàn viên công đoàn tích cực, tự giác trong quá trình thực hiện mô hình. Kết hợp giữa việc thực hiện giúp đỡ, hỗ trợ học sinh với tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường nhằm định hướng năng lực, phẩm chất và giúp các em có niềm tin, có bản lĩnh, hành trang để vững vàng trong cuộc sống. Quan tâm thỏa đáng đến việc hướng nghề, hướng nghiệp cho học sinh. Chú trọng, tăng cường mọi hoạt động tìm hiểu học sinh để giúp đỡ, hỗ trợ đúng đối tượng. Trong thời gian tới, Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mô hình có chiều sâu; đa dạng, phong phú các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ học sinh phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện mô hình; tập trung lựa chọn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt ít người để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên kịp thời.
        Hoạt động của mô hình sẽ góp phần tạo nên môi trường học đường an toàn, hạnh phúc dành cho học sinh dân tộc thiểu số; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục dân tộc. Bởi vì Nhà trường luôn xác định phát triển giáo dục dân tộc là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi./.
 
Lê Thị Lan Phương - Bí thư Chi bộ
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay197
  • Tháng hiện tại4,237
  • Tổng lượt truy cập2,135,908
logo truong
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 2, Phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 750 706  -  Email: c3noitru.caobang@moet.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà giáo Lê Thị Lan Phương - Bí thư chi  bộ, Hiệu trưởng
Ghi rõ nguồn https://truongptdtntcaobang.edu.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây